Thoái hoá cột sống - cụm từ đang ngày càng phổ biến ở trên Google và các trang thông tin. Điều đó thể hiện mức độ phổ biến và nguy cơ gia tăng người mắc bệnh thoái hoá cột sống của người Việt Nam ta.
Vậy thực sự thoái hoá cột sống là gì và làm thế nào để điều trị thoái hoá cột sống, bài viết này chia sẻ góc nhìn chuyên gia, với ngôn ngữ giản dị để các anh chị cùng trang bị kiến thức.
Thoái hóa cột sống là một bệnh mãn tính của cột sống, bệnh còn có tên gọi khác là hư khớp cột sống hay bệnh cột sống do thoái hóa.
Đây là loại bệnh lý xương khớp rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt ở tuổi trung niên và cao tuổi. Nó có ảnh hưởng rất lớn tới sự vận động của cơ thể. Để hiểu rõ điều này, hãy cùng tìm hiểu cấu tạo để bộ khung cột sống.
Hình 1: Thoái hoá cột sống
Tại sao lại phải tìm hiểu cấu trúc bộ khung cột sống? Vì cột sống giống như một cây cột nâng đỡ cơ thể. Tất cả các bộ phận trong cơ thể con người đều được gắn với cột sống một cách trực tiếp hay gián tiếp.
Khi tìm hiểu về cấu trúc cột sống, và dựa vào các triệu chứng đau, bước đầu, anh chị có thể chẩn đoán được mình đang bị đau ở vị trí nào và nó bị ảnh hưởng bởi nguyên nhân gì.
Cột sống người có hình chữ S, bao gồm 33 đốt sống, được chia thành từng đoạn dựa trên cơ sở cấu tạo giải phẫu và chức năng sinh lí.
Hình 2: Bộ khung cột sống
- Khớp đốt sống là khớp thực thụ, có diện khớp là sụn, bao hoạt dịch và bao khớp.
- Đĩa đệm hình thấu kính lồi hai mặt gồm nhân nhầy vòng sợi và mâm sụn.
Mỗi đốt sống được ghép với nhau bởi một đĩa đệm có khả năng đàn hồi, biến dạng mỗi khi chúng ta vận động xương cột sống.
Lỗ gian đốt sống thường nằm ngang mức với đĩa đệm, trong lỗ gian đốt sống có thần kinh sống chạy qua. Những biến đổi của diện khớp và tư thế của khớp đốt sống, đĩa đệm bị lồi hoặc thoát vị về phía bên dễ gây chèn ép vào dây thần kinh sống và gây đau.
Những vùng nào của cột sống dễ bị thoái hóa?
Do cấu tạo đặc biệt để phù hợp với chức năng vận động và chịu lực của cột sống, trên lâm sàng ta hay gặp các trường hợp thoái hóa ở đoạn cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Đây là hai vùng dễ bị tổn thương nhất của cột sống. Theo nghiên cứu của khoa Cơ- Xương-Khớp Bệnh viện Bạch Mai, trong các bệnh về thoái hóa khớp thì:
Có những nguyên nhân nào gây thoái cột sống? Nắm rõ nguyên nhân gây bệnh, anh chị hoàn toàn có thể tìm biện pháp để phòng tránh và điều trị.
Thoái hoá cột sống được gây ra bởi 2 quá trình: do Sự lão hóa (sự thoái hóa sinh học theo độ tuổi) và thoái hóa do yếu tố bên ngoài (do chấn thương, tư thế lao động, nghề nghiệp đặc thù...).
Các tế bào sụn trong cơ thể con người theo thời gian sẽ già đi, mất khả năng tổng hợp các chất collagen. Mucopolysacarit sẽ giảm sút và rối loạn dẫn đến tính đàn hồi và chịu lực ở tế bào sụn giảm dần. Hơn nữa, các tế bào này không có khả năng sinh sản và tái tạo.
Về mặt vi thể, các tế bào sụn sẽ thưa thớt dần, các sợi collagen bị đứt gãy, nhiều chỗ sắp xếp lộn xộn, các bè xương bị gãy tạo ra các hốc nhỏ, phần diềm xương và sụn bị canxi hóa mọc lên những gai xương.
Do đó, độ tuổi có liên quan mật thiết tới tình trạng thoái hoá cột sống. Thường thì sau 35-40 tuổi trở đi, tuổi càng cao bệnh càng dễ xảy ra và ngày càng nặng hơn.
Theo nghiên cứu ở nước Mỹ, có trên 80% người trên 55 tuổi mắc bệnh thoái hóa khớp, trong đó thoái hóa cột sống chiếm hơn 50%.
Đây là các yếu tố tác động, làm gia tăng mức độ ảnh hưởng của thoái hoá cột sống.
Do đó, những nhóm người cần chú ý là:
Ngoài ra, nữ giới dễ bị mắc bệnh hơn do ảnh hưởng từ quá trình mang thai và sinh nở bị thiếu hụt canxi mà không được bù đắp kịp thời.
Thoái hóa cột sống là bệnh mãn tính, tiến triển suốt đời người, diễn biến thành từng đợt, nặng dần lên theo thời gian. Mà nguyên nhân chủ yếu là do sự lão hoá, sụn, đĩa đệm và các tổ chức xung quanh bị thoái hoá.
Hơn nữa, khi về già, quá trình tái tạo xương diễn ra chậm hơn nhiều so với quá trình phá huỷ xương, các tế bào sụn lại không có khả năng tái tạo.
Do đó, hoàn toàn không thể chữa dứt điểm thoái hoá cột sống. Tuy nhiên, những giải pháp được nêu ra sẽ hỗ trợ giảm nguy cơ thoái hoá cột sống và làm chậm quá trình thoái hoá.
Có rất nhiều bài thuốc Đông y từ xa xưa để chữa trị bệnh lí xương khớp cực kỳ đơn giản, cả những loại thuốc Tây y có tính giảm đau mạnh. Tuy nhiên, chúng lại gây ra những nguy cơ tiềm ẩn cao. Ví dụ như thuốc chống viêm, giảm đau nhóm corticoid có nguy cơ suy tuyến thượng thận, hại dạ dày và suy giảm hệ miễn dịch,... Còn bài thuốc Đông y thì có nhược điểm là thời gian tác dụng chậm, kéo dài, đặc biệt, tốn thời gian sắc thuốc. Do vậy xu hướng được nhiều người lựa chọn hiện nay là điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ và kết hợp sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược như cây Móng Quỷ và Vỏ Liễu trắng.