Chi tiết biểu hiện của 5 bệnh cơ xương khớp cực nguy hiểm

Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới WTO, tại Mỹ 80% dân số trên 55 tuổi mắc bệnh thoái hoá khớp. Mỗi năm, bệnh cơ xương khớp gây ra hơn 1 triệu ca nhập viện và gây tổn thất lên đến 100 triệu USD chi phí chữa trị và mất sức lao động.

Không chỉ vậy, bệnh cơ xương khớp gây nhiều biến chứng nặng nề cho người bệnh, theo các nghiên cứu, có khoảng 90% người bệnh viêm khớp dạng thấp bị cứng khớp, bàn tay khó nắm, vận động bị hạn chế. Các biến chứng nghiêm trọng hơn như teo cơ, biến dạng khớp, dính khớp, thậm chí tàn phế có nguy cơ xảy ra ở giai đoạn muộn của bệnh. Có tới 44% người bệnh mất chức năng vận động bình thường và 16% bị mất chức năng nghiêm trọng sau 5 năm.

Sau 10 năm bị bệnh, có khoảng 10-15% số người bệnh bị tàn phế, không thể tự sinh hoạt bình thường.

Để hạn chế tối đa biến chứng của bệnh xương khớp, người bệnh cần phải phát hiện và điều trị sớm nhất. Tuy nhiên, triệu chứng của bệnh xương khớp rất khó nhận biết, chỉ khi bệnh ở giai đoạn tiến triển nặng thì người bệnh mới phát hiện. Vì vậy, đừng chủ quan với bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh xương khớp.

1. Thoái hoá khớp

Theo năm tháng, xương và sụn khớp bị suy thoái dần theo độ tuổi của mỗi người, do đó, thoái hoá khớp là căn bệnh thế kỷ, không ai có thể tránh được. Tuy nhiên, tốc độ thoái hoá khớp nhanh hay chậm phụ thuộc lớn vào tư thế vận động, thói quen sinh hoạt và cách mà anh chị phản ứng với bệnh.

Do đó, nhận biết và hiểu càng rõ về tình trạng bản thân, anh chị sẽ có khả năng làm chậm quá trình thoái hoá và tận hưởng cuộc sống tốt hơn.

thoái hoá khớp

Hình 1: Thoái hoá khớp

Dưới đây là biểu hiện chính của bệnh thoái hoá khớp, cần chú ý:

►Đau khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi:

  • Thường đau đối xứng hai bên khớp, đau khu trú ở khớp.
  • Người bệnh có thể bắt gặp những cơn đau âm ỉ, có khi thành từng cơn đau cấp đặc biệt sau khi vận động ở tư thế bất lợi. Do đó, nó sẽ hạn chế vận động của người bệnh.
  • Những cơn đau thường xuất hiện nhiều vào buổi sáng sớm và đêm, khi thời tiết trở lạnh, áp suất giảm và độ ẩm cao.

►Khớp bị xơ cứng

  • Tình trạng cứng khớp diễn ra, do chất nhờn dịch khớp bị thiếu hụt.
  • Khi đó, người bệnh sẽ không thể cử động được, phải nghỉ ngơi khoảng 10-30 phút mới giảm dần.
  • Triệu chứng cứng khớp thường xuất hiện vào sáng sớm. Tình trạng có thể kéo dài và dai dẳng khi người bệnh ở giai đoạn nặng hơn.

►Khớp kêu lục khục, lạo xạo

  • Khi cử động, hai đầu xương va chạm vào nhau gây ra tiếng kêu lạo xạo và lục khục do sụn khớp bị bào mòn, dịch khớp không đủ bôi trơn.
  • Đi kèm với cảm giác đau khi vận động

►Nguy cơ teo, sưng tấy và biến dạng khớp

  • Khớp va chạm vào nhau gây ra viêm, sưng tấy khớp. Đồng thời, do thoái hoá, đầu khớp mọc gai gây biến dạng khớp.
  • Khi sờ vào các khớp ví dụ ngón tay, chân, đầu gối sẽ thấy khớp bị biến dạng, phồng, lồi, trồi sụt.

Đây là những triệu chứng thông thường, bệnh nhân có thể tự cảm nhận và chuẩn đoán. Thoái hoá khớp không trừ một ai, vì vậy, nhận biết sớm, xử lý sớm sẽ làm chậm quá trình thoái hoá khớp.

2. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (VKDT) là một loại bệnh tự miễn, do vi khuẩn xâm nhập cơ thể gây viêm tại các khớp. Tại mỗi vị trí bị viêm sẽ gây cảm giác khó chịu, để lâu dần có thể gây biến dạng khớp, thậm chí tàn phế cực kỳ nguy hiểm. VKDT là bệnh mạn tính kéo dài hàng chục năm, đòi hỏi quá trình điều trị phải kiên trì, liên tục có khi đến hết cả đời.

Hình 2: Viêm khớp dạng thấp

Giai đoạn khởi phát:

  • Giai đoạn này kéo dài vài tuần đến vài tháng.
  • Biểu hiện chính là sốt nhẹ, mệt mỏi, ra nhiều mồ hôi, tê các đầu chi.

Giai đoạn toàn phát:

  • Thường xuất hiện viêm đau nhiều khớp (nên còn gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp). 

Trong đó hay gặp nhất là: 

  • Khớp cổ tay: 90%
  • Khớp ngón gần bàn tay: 80% 
  • Khớp bàn ngón: 70%
  • Khớp gối: 90%
  • Khớp cổ chân: 70%
  • Khớp ngón chân: 60%
  • Khớp khuỷu: 60%
  • Các khớp ít gặp như: khớp háng, cột sống, khớp vai, khớp ức đòn, nếu có viêm các khớp này cũng thường là ở giai đoạn muộn.

Triệu chứng có thể nhận biết của viêm khớp dạng thấp là:
►Đau, cứng khớp: 

Hiện tượng viêm khiến khớp tổn thương và đau âm ỉ, đau nhiều về đêm, tăng khi gần sáng và cơ cứng khớp lúc thức dậy, hạn chế vận động. Đặc biệt, viêm khớp dạng thấp có tính đối xứng, chỉ cần 1 bên khớp bị viêm đau thì bên còn lại cũng có biểu hiện tương tự. Cứng khớp là triệu chứng nặng nhất của viêm khớp dạng thấp. Nó có thể kéo dài từ 30 phút - 1 tiếng (có khi cả ngày) (Theo Bệnh viện ĐH y dược TP.HCM)
►Sưng khớp: 

Khớp tay - cổ tay - ngón tay hoặc khớp gối, khớp chân bị sưng đỏ do dịch tụ lại trong khớp.

►Đỏ và nóng da: 

Vùng da khớp bị viêm sẽ ấm hơn, có màu hồng nhạt hoặc đỏ hơn so với vùng xung quanh.

►Biến dạng khớp: khi sờ vào khớp, cảm giác phồng lồi tại khớp đó

Nổi nhọt, nốt sần trên da: nổi gồ lên khỏi mặt da, chắc, không đau d: 0,5-2cm thường gặp ở trên xương trụ gần khớp khuỷu, trên xương chày gần khớp gối, số lượng từ một đến vài hạt.

►Sốt cao do cơ chế viêm tác dụng lên khớp

Nếu không được điều trị đúng cách, Viêm khớp dạng thấp sẽ có diễn tiến mạn tính với những đợt tiến triển liên tiếp, các khớp nhanh chóng bị biến dạng và không thể hồi phục.

3. Thoái hoá cột sống

Thoái hoá cột sống là một bệnh lý phổ biến, đặc biệt ở tuổi trung niên và cao tuổi. Trong thoái hoá cột sống, chia ra thành thoái hoá cột sống cổ và cột sống thắt lưng. Để hiểu rõ chi tiết, tham khảo triệu chứng của hai nhóm bệnh bên dưới.

thoái hoá cột sống cổ

Hình 3: Thoái hoá cột sống cổ

3.1 Thoái hoá cột sống cổ

Là một nhân viên văn phòng, anh chị phải ngồi lâu, liên tục trong thời gian dài. Những hành động, anh chị có thể không để ý nhưng lại khiến anh chị khó chịu như mỏi cổ, nghiêng trái, nghiêng phải, khớp cổ kêu lục khục khi xoay, vặn,...Đó là một trong những biểu hiện dễ thấy của thoái hoá cột sống cổ. Ngoài ra, anh chị cần chú ý những biểu hiện sau:

Khi mắc bệnh, triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ gặp phải ở hầu hết mọi người là có chung các biểu hiện là sự đau, nhức và khó vận động ở vùng cổ.

  • Đau: Vị trí: vùng cơ cạnh cột sống cổ cấp hoặc mạn tính. nhức đầu vùng chẩm, thái dương, trán và hai hố mắt 
  • Tư thế đau tăng lên: Đau tăng lên ở tư thế cổ thẳng hoặc cúi đầu kéo dài, mệt mỏi, căng thẳng, lao động nặng, thay đổi thời tiết đặc biệt bị nhiễm lạnh; khi ho, hắt hơi, ngồi lâu...
  • Cảm giác nhức nhối; có thể kèm cảm giác kiến bò, tê rần dọc cánh tay, có thể lan đến các ngón tay. 
  • Dáng đi không vững, đi lại khó khăn; yếu hoặc liệt chi, teo cơ ngọn chi, dị cảm
  • Biểu hiện khác: dễ cáu gắt, thay đổi tính tình, rối loạn giấc ngủ, giảm khả năng làm việc…

(Trích nguồn: Sách Chuẩn đoán và điều trị bệnh cơ xương khớp - do Bộ y tế ban hành và xuất bản)

Tùy theo vị trí cột sống cổ bị tổn thương mà có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc đồng thời các biểu hiện trên.

3.2 Thoái hoá cột sống lưng

Thoái hoá cột sống thắt lưng cũng tương tự như thoá hoá cột sống cổ. Tuy nhiên, có thể rất dễ nhầm lẫn với thoát vị đĩa đệm đốt sống L4L5. Vậy những dấu hiệu hay triệu chứng nào cho thấy anh chị có nguy cơ mắc thoái hoá cột sống lưng?

thoái hoá cột sống thắt lưng

Hình 4: Thoái hoá cột sống thắt lưng

  • Đau vùng lưng dưới, đau lan buốt xuống mông và kéo xuống chi chân, biểu hiện đau đầu nhất là về đêm.
  • Xuất hiện những cơn đau lưng đột ngột sau chấn thương, vận động quá mức, hoặc sau khi bị mắc mưa, bị lạnh.
  • Đau ở phần cột sống thắt lưng, đau nhiều nên cúi không được, ngồi xuống không đứng lên ngay được.
  • Đau lưng dữ dội, hoặc âm ỉ làm hạn chế vận động, đứng vẹo qua một bên.
  • Đau tăng xuất hiện khi vận động, thay đổi thời tiết, ho hay trở mình cũng đau.
  • Triệu chứng bệnh thường xuất hiện các cơn đau lưng kéo dài từng đợt rồi giảm và hết. Sau đó lại xuất hiện đợt khác sau khi vận động nhiều ở khớp và quanh khớp. Kết hợp với tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của cột sống. Bệnh cũng gây, những cảm giác nhức nhối vùng lưng khiến người bệnh luôn có cảm giác không thoải mái trong bất kỳ tư thế nào.
  • Xuất hiện chứng co cứng cơ cạnh cột sống.
  • Đau cột sống âm ỉ và có tính chất cơ học (đau tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi). Khi thoái hóa ở giai đoạn nặng, có thể đau liên tục và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bệnh nhân có thể cảm thấy tiếng lục khục khi cử động.

Bệnh nhân đau khu trú tại cột sống. Một số trường hợp có đau rễ dây thần kinh do hẹp lỗ liên hợp hoặc thoát vị đĩa đệm kết hợp. Có thể có biến dạng cột sống: gù, vẹo cột sống. Trường hợp hẹp ống sống: biểu hiện đau cách hồi thần kinh: bệnh nhân đau theo đường đi của dây thần kinh tọa, xuất hiện khi đi lại, nghỉ ngơi đỡ đau 

Khi thoái hóa ở giai đoạn nặng, có thể đau liên tục và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Bệnh nhân có thể cảm thấy tiếng lục khục khi cử động cột sống. Đau cột sống thắt lưng do thoái hóa không có biểu hiện triệu chứng toàn thân như sốt, thiếu máu, gầy sút cân.

(Trích nguồn: HƯỚNG DẪN CHUẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH CƠ XƯƠNG KHỚP CỦA BỘ Y TẾ BAN HÀNH, XUẤT BẢN).

4. Thoát vị đĩa đệm

Thoát vị đĩa đệm cũng là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến. Không những người cao tuổi mà người trẻ tuổi trên 30 tuổi cũng có nguy cơ mắc thoát vị đĩa đệm. Hãy cùng tìm hiểu triệu chứng cơ bản của thoát vị đĩa đệm nhé.

thoát vị đĩa đệm

Hình 5: Thoát vị đĩa đệm

Cơn đau, tê lan toả dọc theo dây thần kinh ví dụ: tê lan tê lan dọc từ thắt lưng xuống mông và chân hay từ cổ, gáy lan tới hai vai và cánh tay, bàn tay

  • Gặp một bên chân (rất hiếm gặp hai bên).
  • Điển hình là bắt đầu đau từ phần thắt lưng hay mông, đau lan xuống phía sau đùi và phần dưới cẳng chân và/hay bàn chân.
  • Một số người bị dị cảm: đau kiểu tê bì, đau như châm kim, bỏng rát, có cảm giác kiến bò hay đôi khi đau như điện giật theo đường đi của các rễ thần kinh thắt lưng-cùng. - Nặng hơn: yếu cơ ở cẳng chân hay bàn chân, đi lại khó khăn. Đôi khi có rối loạn tiêu, tiểu.
  • Đau tăng lên khi đứng hay ngồi lâu, đi nhiều, leo gác... Đỡ hơn khi nằm hoặc đi lại nhẹ nhàng.

(Trích nguồn: BỆNH VIỆN ĐH Y DƯỢC TP.HCM)

5. Tổng kết

Đối với các bệnh cơ xương khớp, những triệu chứng dễ dàng nhận thấy nhất mà anh chị cần chú ý là:

  • Sưng: sưng tại vị trí các khớp, có thể cảm nhận bằng trực quan
  • Nóng, đỏ: đặc biệt với bệnh viêm khớp dạng thấp, hiện tượng nóng đỏ nổi bật và rõ ràng hơn do tác động của vi khuẩn, tác động cơ chế viêm của khớp.
  • Đau: Đây là triệu chứng chính của bệnh cơ xương khớp. Đau tại khớp và xung quanh vị trí khớp, cột sống. Đau có thể dai dẳng và đau tăng lên khi bệnh ở giai đoạn phát triển mạnh. Đau sẽ kết hợp với triệu chứng cứng khớp: thường kéo dài từ 30- 1 tiếng vào buổi sáng, làm hạn chế khả năng vận động của người bệnh.

=> Hãy ghi nhớ: SƯNG - NÓNG, ĐỎ - ĐAU là triệu chứng cơ bản của bệnh cơ xương khớp để chủ động phòng tránh và điều trị.

=> Tham khảo giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh cơ xương khớp: TẠI ĐÂY

Nếu anh chị đang băn khoăn không biết mình có đang mắc bệnh cơ xương khớp này, có thể liên hệ trực tiếp qua Tổng đài 1800.6802 (miễn phí cước gọi) để gặp Dược sỹ tư vấn.

Xếp hạng: 3 (1 phiếu bầu)

Điểm bán Bách Niên Kiện

  • Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh
  • Quảng Ninh
  • Bình Dương
  • Hải Phòng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng

Gửi câu hỏi hoặc đặt hàng

Điểm bán Bách Niên Kiện

  • Hà Nội
  • TP Hồ Chí Minh
  • Quảng Ninh
  • Bình Dương
  • Hải Phòng
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng
Nhắn tin Zalo 1